logo

Góc nhìn về “tài nguyên” nhựa và câu chuyện 3 tỷ USD của Việt Nam

Chỉ khoảng một phần ba rác thải nhựa ở Việt Nam được tái chế, khiến nền kinh tế lãng phí từ 2,2 tỷ đến 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Theo báo cáo “Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam – Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa” của IFC công bố, chỉ 1,28 triệu tấn (khoảng 33%) khoảng 3,9 triệu tấn nhựa tiêu thụ tại Việt Nam được thu gom tái chế (CFR).

Có tới 2,62 triệu tấn nhựa bị thải bỏ, dẫn đến mất 75% giá trị vật liệu của nhựa mỗi năm (tương đương từ 2,2 – 2,9 tỷ USD). Nếu tất cả được thu gom và tái chế thành các sản phẩm có giá trị nhất, về lý thuyết tổng giá trị vật liệu giải phóng được nhờ tái chế sẽ tương đương 3,4 tỷ USD mỗi năm.

Dù giá trị của “nhựa thải” lớn như vậy, tuy nhiên điều kiện hiện thực hóa việc tái chế rác thải nhựa vẫn còn hạn chế.

TP HCM là nơi có lượng rác thải nhựa thu gom tái chế cao nhất nước nhưng theo thống kê của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố, chỉ có 200 tấn trong số khoảng 1.600 tấn rác thải nhựa lẫn trong 9.500 tấn rác sinh hoạt thải ra mỗi ngày được thu gom tái chế.

Lượng rác thải nhựa còn lại đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp; đòi hỏi nhiều quỹ đất gây tốn diện tích, vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí.

Trong suốt nhiều năm, TP Hòa Bình “loay hoay” thậm chí còn “bế tắc” trong xử lý rác thải sinh hoạt, phải tìm mọi nơi đất trống từ trong rừng sâu đến đường cao tốc để tập kết rác tạm.

Các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tái chế nhựa thấp ở Việt Nam như nhu cầu bền vững đối với nhựa tái chế tại địa phương còn chưa cao, các đơn vị tái chế có sự hạn chế về tài chính, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn do nguồn cung không đều phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu phế liệu nhựa, không có tiêu chuẩn thiết kế để tái chế và hệ thống quản lý chất thải không ưu tiên việc tái chế.

Chính vì vậy tại Việt Nam, các mô hình tái sử dụng nhựa thải không nhiều, chỉ có một số công nghệ tái sử dụng nhựa thải để sản xuất thành các vật chất khác như sản xuất hạt nhựa tái sinh – dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp như xây dựng, may mặc, sản xuất đồ gia dụng,…. Hay thành nguyên liệu đốt (vd: Viên đốt RPF – nhiên liệu rắn từ nhựa và giấy thải,…), dùng thay thế các nhiên liệu đốt truyền thống khác như than đá, viên nén gỗ….

Hiện nay công nghệ sản xuất viên đốt RPF của DECOS có thể được xem như một giải pháp giúp giảm thiểu một phần tình trạng chôn lấp nhựa thải, tận dụng được tối ưu giá trị của “nhựa thải” và mang lại hiểu quả kinh tế cho các Doanh nghiệp.

DECOS đang không ngừng nỗ lực xây dựng và mở rộng thị trường RPF, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm với môi trường và theo đuổi mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.